Sota Tek

Dịch vụ
51-150
Nguyễn Cơ Thạch Nam Tu Liem Ha Noi
2.7 | 156 reviews
T

Tiện tay thì viết (Chả là gì)

Người việt mình có 1 kiểu chung là hay soi mói nói xấu người khác và luôn đòi hỏi ko ngừng nhỉ.
Về quan điểm ghét thích một style hay người nào là quyền cá nhân thôi mà cùng lôi ra tranh luận để làm gì. Điển hình ngành IT đi làm mặc áo ba lỗ quần đùi cũng có sao đâu. Thời gian các bạn tranh luận về sở thích chi bằng đi học cái ji đấy có ích cho bản thân tốt hơn đấy. Khi đã ghét thì nhìn người ta thở thôi cũng ghét đc rồi.
Về OT hay họp hành nhiều thì thay bằng chỉ là anh hùng bàn phím kêu ca chi bằng đưa ra solution tốt hơn để giải quyết vấn đề đi. Dự án đâu phải của ông sếp hay ông PM, dự án là 1 tập thể cùng hướng tới 1 target nên hãy đưa ra cách giải quyết vấn đề trong dự án hơn là ngồi chửi dự án sao OT nhiều. Tôi nghĩ với người việt mình thì dù có cho 1 team toàn siêu sao làm dự án thì cũng fail thôi. Đơn giản ko phải vì kém mà bản tính chúng ta luôn soi mói, kêu ca, ganh ghét nhau muốn mình nhất. . Chúng ta nên nhớ 1 điều, thế giới này ko có kẻ cướp thì cũng ko có những anh
... Xem thêm hùng đâu.
  • A

    Ẩn danh đã • 6 năm trước

    OT thì tôi thấy đấy là bài toán chung của khá nhiều công ty rồi. Để giải quyết được vấn đề thì phải có đội ngũ làm operation tốt. Các anh em kêu về OT tôi thấy cũng là điều bình thường, cái này các sếp cũng nên quan tâm là đúng, vì OT sẽ làm tinh thần anh em dễ bị oải, không còn đam mê. Nói thì dễ nhưng để có phương án giải quyết không phải dễ đâu ông bạn. Nhiều khi PM rất giỏi nhưng quân ở dưới quá kém thì ông có giỏi mấy cũng không xoay được.
  • N

    Noname đã • 6 năm trước

    Ông biết cái nhánh outsource này vì sao mà OT nhiều k?
    Đặc biệt là vs bọn Nhật.
    Vì khi làm hợp đồng để có đc giá cao thì time phải ngăn và nhân lực càng tối thiểu thì giá càng cao dẫn đến việc OT nó là tất yếu sẽ xảy ra thôi.
    Thế nên ngay từ lúc chốt hợp đồng nó đã dẫn đến việc OT rồi chứ chưa nói đến anh em trong team làm ra sao
  • C

    Cú cày đêm (freelancer) đã • 6 năm trước

    Tôi đồng ý với việc dự án là của tập thể. Muốn dự án không OT thì dự án phải nhận được đủ người với đủ số tối thiểu các mức level. Cái này thì phải từ ông sếp đáp ứng cho PM. Còn không thì anh em đã chấp nhận OT thì cứ cày, không OT được thì nghỉ.
    Tập thể tốt cũng còn nhiều yếu tố kèm theo. MU đã từng oanh tạc thế mà giờ còn thua be bét nữa là các dự án yếu kém về năng lực.
  • A

    Ẩn danh đã • 6 năm trước

    Ông noname nói chuẩn. Nên là muốn đỡ OT thì làm với thị trường Âu thì sẽ đỡ từ khoản est rồi, thoáng hơn nhiều. Tôi thấy các công ty tránh thị trường Nhật ra là làm việc thấy ổn hơn hẳn về khoản OT và kể cả lương lậu
  • A

    Ẩn danh đã • 6 năm trước

    Nghe câu người Việt mình thế nọ thế kia là khó chịu rồi
  • T

    Tiện tay thì viết đã • 6 năm trước

    OT đúng là 1 bài toàn chung của ngành IT đặc biệt là làm với Nhật rồi. Suy cho cùng gốc rễ vấn đề chỉ có 2 thứ, 1 là nhân sự ko đáp ứng, 2 là over scope thôi. Nếu nói vì dự án ko có đủ level nên OT nhiều thì cũng ko sai, tuy nhiên nhìn lại nhân sự ngành IT ở thị trường này xem so với thế giới đang ở level nào nhỉ. Mỗi người sẽ có thế mạnh riêng của mình, người PM giỏi ko phải người đưa cho 1 đội ngũ toàn senior rồi làm thành công dự án mà phải là người tận dụng đc hết điểm mạnh của từng người trong team và kết nối lại với nhau thành một tập thể. Ở đâu cũng vậy thôi, khi tổ chức lớn dần lên thì sẽ phải gặp các issue, việc giải quyết các issue này sẽ giúp tổ chức "tiến hoá" dần lên. Các bạn có thể join các tổ chức rất pro như google, microsoft... nhưng thử hỏi liệu mình có đủ làm dev quèn ở đó không?
  • A

    Anonymous đã • 6 năm trước

    Đọc review thì người anh em viết hơi quá. Dự án đâu phải của ông sếp hay ông PM nhưng member của dự án thì lại luôn làm việc dưới những người đủ năng lực để lead họ. Chưa kể cộng thêm resource có đủ đáp ứng khối lượng công việc được estimate không? Những người vào đây viết review bao gồm rất nhiều kiểu nhưng người anh em đánh giá hơi duy ý chí. Một dự án toàn siêu sao chưa chắc đã thành công vang dội nhưng cũng chắc gì đã fail như người ae nói? Tâm lý soi mói, đấu đa và cạnh tranh thì ở đâu chả có. Và cuộc sống mà không có những cái đấy chả bao giờ con người tiến bộ được cả. Nhưng cũng nên nhìn vào hiện thực là nhìn nhận và đánh giá những ý kiến ấy như thế nào và mức độ nào? Hình dung một dự án mà PM quản lý đuối, resource thì thiếu, sale thì chốt, các boss thì giục. Thử hỏi?